Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Rùa Lá - Loài rùa của sự mát mẻ - Ghi chép về quá trình nuôi rùa lá Việt Nam (Rùa lá ngực đen) - Black-Breasted leaf turtle

Bài viết tiếp theo trên blog của tôi sẽ đề cập đến một loài rùa nhỏ nhắn có ở miền Bắc nước ta, Rùa lá, qua bài viết này tôi sẽ trình bày sơ về đặc điểm của rùa lá, sự phân biệt rùa lá với loài rùa dễ nhầm lẫn là rùa sa nhân (do loài rùa này và rùa sa nhân có phân bố chồng lên nhau), quá trình nuôi rùa lá của tôi trong khoảng 1 tháng (tháng 7 năm 2014) tại miền Trung - Tây nguyên VN, và khi các bạn đọc xong bài viết này tôi mong muốn các bạn rút ra những điều cần lưu ý sau:

+ Rùa lá chỉ nuôi đc ở những vùng có khí hậu mát mẻ, không vượt quá 28 độ C vào thời điểm nóng nhất, các tỉnh càng về phía nam có khí hậu nóng quanh năm không nên nghĩ tới chuyện nuôi rùa lá, vì nó sẽ chết sau vài tuần do không thích nghi được

+ Rùa lá là loài rùa nhỏ nhưng không thể thả rông trong nhà, cần có bố trí setup bể nuôi chuyên dụng
+ Thức ăn và nước cần cung cấp mỗi ngày, luôn giữ chuồng nuôi sạch sẽ, tránh gián và đặc biệt là chuột có thể dễ dàng tấn công và ăn thịt rùa
Ok, let's go!
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Part 1: Nhận diện - mô tả - phân biệt
- Rùa lá là loài rùa nhỏ phân bố ở miền Bắc VN, trong những cánh rừng thường xanh, nơi có suối chảy qua, thường được bán làm cảnh với mức giá trung bình tuy vậy lại khá khó chăm sóc và rùa dễ chết nếu không được nuôi đúng cách
Hình Thái: Rùa có kích thước phát triển tổi đa chỉ khoảng 16-18cm, con non nở ra chỉ khoảng 2-3cm và khi được 10-12cm bắt đầu phát dục, giao phối và đẻ trứng
Mai có hình dạng giống chiếc lá khô, có các màu vàng - cam - đỏ - nâu tùy theo nơi sống, mai dẹp và có 3 gờ giữa lưng, mỏ thích nghi với việc ăn các thức ăn là động vật sống, yếm có màu đen khoảng 75-90%, đuôi con đực khi trưởng thành to hơn và dài hơn con cái rất nhiều, yếm rùa không lõm lắm khi lớn lên nhưng rùa cái khi mang trứng lại có yếm căng phồng.

Rùa lá dễ bị nhầm với rùa sa nhân khi còn non, tuy nhiên có thể dễ dàng phân biệt bawgf cách nhìn gộ cao của mai, mai rùa sa nhân cao hơn rùa lá nhiều, và mắt rùa lá có màu trắng, trong khi sa nhân mắt có màu nâu, đen, đỏ, ... người nuôi chỉ cần tìm hiểu 1 chút sẽ phân biệt được 2 loài này
- Rùa lá có thể giao phối và đẻ trứng trong môi trường nhân tạo do con người cung cấp, tuy vậy qua mỗi năm phải cho chúng ngủ đông để không rối loạn chu kì tự nhiên của rùa khiến chúng nhầm lẫn về thời gian dẫn tới không có hứng thú giao phối - sinh đẻ... Tuy nhiên đa phần người nuôi không bao giờ để ý đến việc này
+ Trứng rùa lá nở trong khoảng trên dưới 2 tháng, rùa con nên được giữ trong dớn ẩm trong vài tuần đầu đời trước khi thả vào bể setup
+ Mai rùa lá khá mềm, dễ bị các loài vật nuôi khác của con người tấn công do kích thước nhỏ: VD chó, mèo, ... hoặc dễ dàng bị trẻ em giết chết,... nên cần phải tránh cho những yếu tố trên tiếp cận với rùa... Nuôi ngoài vườn nên chú ý chuột, khi cho ăn, cuối ngày nên dọn hết thức ăn thừa tránh chuột mò tới có thể tấn công và làm thịt rùa

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Part 2: quá trình nuôi rùa lá của tôi
Tôi bắt đầu tìm hiểu loài rùa này vào năm 2012, và hè năm 2014 tôi có dịp tiếp cận 10 cá thể từ 5-13cm, tôi nhận ra loài rùa này không khó chăm sóc nếu chúng đã thích nghi tốt với điều kiện mà bạn cung cấp, tuy vậy, để chúng thích nghi được không phải là 1 quá trình đơn giản
Lưu ý, tuy được xếp vào rùa bán cạn và chân có màng nhỏ nhưng chúng không thích việc thả bơi lội bì bõm, chỉ cần 1 máng nhỏ nước không bao h quá mai để chúng ngâm


- Vì thời điểm đó nhà tôi đang xây dựng dẫn đế việc không có quá nhiều diện tích cho chúng, tôi lấy 1 thùng xốp và trộn hỗn hợp đất + cát lót bên dưới, sử dụng loại cỏ lạc trồng 50% bề mặt thùng, phần còn lại tôi lấy gạch vụn đóng xuống làm phần cứng cho rùa ăn và nằm, có phủ lá khô. sau đây là danh sách những thứ cần thiết để bạn có thể bắt đầu chăm sóc rùa lá:
+ 1 thùng - hoặc diện tích đất có bao vây để rùa có thể ở trong đó, rùa lá leo trèo rất giỏi, phải đảm bảo chúng không leo ra nếu không bạn sẽ tốn kha khá thời gian để tìm
+ Máng ăn - uống
+ Hang cho rùa - Tôi sử dụng loại gạch thông gió đặt úp sấp
+ Bình xịt phun sương - loại dành cho người trồng hoa lan
+ Kẹp thức ăn
- Sau khi setup, tôi thả rùa vào, và để yên đó trong 1 đêm, sáng hôm sau tôi thấy chúng không có tỏ ý muốn leo ra mà trốn bên dưới cỏ và lá khô, vài con chui vào trong phần gạch thông gió mà tôi để sẵn, bước đầu thành công.
Tôi dùng giun đất cho chúng ăn bữa đầu tiên, tôi biết rùa lá và đa phần các loài rùa nước ta đều thích món này, giun không quá to, chỉ dài khoảng 10-15cm, toàn bộ rùa đều ăn khi thấy giun ngo nguẩy trước mặt chúng, tuy vậy chúng vẫn còn hơi nhát


+ Tôi xịt ẩm cho chúng 2-3 lần 1 ngày, chúng cần độ ẩm để bảo vệ lớp da mỏng, khi tôi cho máng nước vào, chúng thường ngâm mình trong đó vài tiếng và duỗi thẳng các chân ra để thư giãn
+ Sau vài ngày, rùa trở nên vô cùng dạn dĩ, chúng bò khắp mọi nơi và 1 vài con cố leo ra khỏi thùng chật hẹp vì số lượng rùa khá đông, chúng tỏ ra hào hừng khi thấy người, vươn dài cổ ngó nghiêng xung quanh, cần nói thêm rùa lá là loài rùa rất tò mò, chúng ngạc nhiên với mọi thứ và nếu nó di động, chúng thường cố gắng tấn công để...ăn thử, không ít lần chúng cố gắng cắn nhẹ vào ngón tay tôi khi tôi ngo nguẩy ngón tay trước mặt chúng


sau đó vài ngày, tôi sử dụng dế thái cho chúng ăn, đây là loại dế chưa trưởng thành, tuy nhiên nếu để lâu sẽ mọc cánh, tôi không thích cho rùa ăn những con đã trưởng thành lắm vì chúng không tiêu hóa được cánh của những con này và cỏ của dế trưởng thành cũng cứng hơn nhiều so với dế non, tuy nhiên, khi dễ lột còn trắng, chúng là thức ăn ngon lành của của, những con rùa không quá khó khăn để nuốt trọn con dế


+ Tôi thường lắc cho dế choáng và ngọ ngoạy đc 1 ít, và rùa có thể ăn nó, 1 số con thì tôi dùng kẹp gắp, tuy nhiên nếu rùa cắn hụt chúng sẽ không thể tóm đc con dế nhanh nhẹn đó
+ Rùa có xu hướng ăn nhiều, tôi cho ăn dãn ngày để chúng có thời gian tiêu hóa hết thức ăn, chúng không thích ánh nắng trực tiếp, khi tôi phơi nắng chúng trốn hết, nên tôi chỉ đế chuồng ở nơi có nắng nhẹ gián tiếp

+ nhiệt kế không bao giờ cao hơn 30 độ C, thực tế khi nhiệt độ cao nhất là 27 độ, chúng hoàn toàn thoải mái lanh lợi, vậy nên nếu có ý định nuôi, bạn phải giữ nhiệt độ trong khoảng này, quá cao chúng sẽ mau chóng ra đi vì bị mất nước
+ Sau 10 ngày, tôi đã nhận ra tôi có 4con đực, và khoảng 3 con cái, còn lại là những con nhỏ 5-8cm, con đực to nhất dài 13cm nhanh chóng thể hiện quyền lực của mình, nó luôn nằm ở trên hòn gạch thông gió, nơi cao nhất và thò dài cổ của mình ra để ngó nghiêng, đôi khi nó cố gắng cắn những con nhỏ hơn, và dễ dàng chiến thắng mỗi khi phải tranh giành thức ăn

sau 1 lần cho ăn, tôi đã quan sát thấy chúng giao phối, con đực leo lên lưng con cái và cố gắng cắn để con cái để con cái đứng im, tôi ngồi xem khoảng 15p, và ...đứng dậy, tóm lại không có gì khác những hình ảnh - clip tôi thấy trên gg

- vài ngày sau tôi chuyển giao lại chúng cho ng bạn của tôi khi đã chắc chắn rằng chúng khỏe mạnh và ăn uống tốt, chúng rất dễ mập và không nhát người nữa

1 nhận xét: